Tại sao vỏ lốp xe lại có rãnh và gai?

0973 092 838
027373 000 89
Tại sao vỏ lốp xe lại có rãnh và gai?
Ngày đăng: 26/08/2023 10:13 AM

Rãnh, gai trên vỏ lốp xe tưởng chừng vô dụng nhưng thực chất lại có tác động rất lớn đến sự an toàn của xe khi di chuyển, lưu thông trên đường.
Lốp xe được làm bằng cao su nên cần có các rãnh, gai để làm tăng độ bám dính khi xe di chuyển. Đồng thời lốp có gai giúp tạo ra ma sát vừa đủ để bánh xe có thể chuyển động liên tục thay vì quay tròn theo quán tính. Do đó, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra độ mòn của lốp để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Tất cả các loại lốp xe đều có rãnh và gai. (Ảnh minh hoạ).

Thông thường, sau một thời gian dài sử dụng và dưới tác động của môi trường, các chi tiết này sẽ có dấu hiệu bị mài mòn làm cho bánh xe mất dần độ bám đường và xảy ra hiện tượng trượt ngang. Do đó, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra và tiến hành thay lốp mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tác dụng của phần gai trên lốp xe
Hầu hết các dòng ô tô hiện nay đều sử dụng phần lốp có gai. Riêng xe đua lại thường được trang bị lốp không có rãnh hay gai vì trong điều kiện khô ráo, thiết kế trơn nhẵn của lốp xe giúp tăng tiết diện tiếp xúc của bộ phận này với mặt đường. 

Gai lốp là chi tiết nhỏ trong cấu tạo tổng thể nhưng lại sở hữu rất nhiều công dụng quan trọng như 

Tăng độ ma sát và độ bám lên mặt đường: Đảm bảo lốp xe chuyển động liên tục, tránh tình trạng bị trượt theo quán tính. 

Tạo lỗ thông hơi cho lốp để tạo sự cân bằng áp suất: Giúp bộ phận phanh xe không phải hoạt động quá nhiều vì lốp có gai có khả năng cung cấp độ bám vừa đủ, từ đó giảm thiểu thời gian hao mòn của phanh xe.

Chống trơn trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, đảm bảo an toàn cho người lái: Khi vận hành, nhờ có lực ma sát mà chuyển động quay từ bánh xe đã tác động lực lên mặt đường giúp giữ cho xe thẳng tiến về phía trước. Các vỏ lốp xe cao su cần có rãnh và gai để tăng độ bám dính lên bề mặt di chuyển, tạo ra ma sát vừa đủ để các bánh xe có thể chuyển động liên tục, thay vì chỉ quay tròn và trượt theo quán tính.

Nếu không có các rãnh, gai trên vỏ lốp xe thì sẽ không tạo ra đủ lực ma sát trên bánh xe giúp xe tiến về phía trước. Hiện tượng trượt ngang thường xuất hiện khi bánh xe lăn với tốc độ cao trên đường, nguyên nhân là do lực li tâm của trục bánh xe gây ra. Nếu hiện tượng này xuất hiện thường sẽ khiến cho khả năng thăng bằng của xe bị mất và xe bị ngã là điều đương nhiên.

Cấu tạo của các rãnh bánh xe thường phải được khoét theo chiều dọc khá sâu, đảm bảo cho bánh xe bám chặt mặt đường và không xảy ra trượt ngang. Tuy nhiên, trải qua thời gian sử dụng lâu dài thì các rãnh và gai trên vỏ xe sẽ bị hao mòn, mất dần độ bám đường hoặc rãnh không đủ sâu nữa thì cần phải thay vỏ xe mới.

Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để đảm bảo lốp xe không bơm quá căng so với tiêu chuẩn (Ảnh minh họa).


Tầm ảnh hưởng của các rãnh và gai trên vỏ xe cũng tác động đến chất lượng phanh có sớm mòn hay không, bởi khi các rãnh ngang dọc còn đủ sâu và độ bám còn tốt thì người lái sẽ dễ dàng điều khiển, cũng như làm chủ tốc độ tốt hơn. Từ đó, số lần hãm phanh giảm đi và bộ phận phanh không phải làm việc nhiều, giúp giảm thiểu thời gian hao mòn.

Cách kiểm tra độ mòn lốp xe
Lốp xe bị mòn và không được thay mới kịp thời sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm khi di chuyển. Do đó, việc kiểm tra lốp thường xuyên là điều rất cần thiết. Sau đây là hướng dẫn kiểm tra độ mòn của lốp xe:

Kiểm tra áp suất lốp: Trong điều kiện bình thường, áp suất lốp xe sẽ giảm khoảng 0,068 atmosphere mỗi tháng. Nếu phương tiện phải thường xuyên di chuyển trong điều kiện địa hình phức tạp hoặc nhiệt độ cao thì mức giảm sẽ lớn hơn. Áp suất không đúng tiêu chuẩn (non hơi hoặc căng hơn bình thường) sẽ dẫn đến lốp bị mài mòn nhanh hơn, gây mất an toàn khi di chuyển. Các bước kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo như sau:

Bước 1: Tháo nắp van, sau đó đặt đồng hồ đo áp suất lên thân van.

Bước 2: Dùng lực ấn mạnh để tiếng rít biến mất.

Bước 3: Tháo đồng hồ đo và đọc áp suất. 

Bước 4: So sánh thông số nhận được với áp suất tiêu chuẩn để xác định chính xác tình trạng của lốp xe và tiến hành xả hoặc nạp hơi.

Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để đảm bảo lốp xe không bơm quá căng so với tiêu chuẩn

Ngoài ra, người sử dụng phương tiện nên kết hợp chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách để nâng cao tuổi thọ của bộ phận. 

Kiểm tra tình trạng và độ tuổi của lốp: Việc theo dõi tình trạng và tuổi thọ của lốp cũng rất quan trọng. Tuổi thọ lốp xe phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, bảo quản và các yếu tố như nhiệt độ. Người lái nên thường xuyên quan sát mặt lốp, thành bên để phát hiện sớm các vết cắt, xước, thủng, vị trí bị phồng hoặc va đập...và tiến hành thay mới kịp thời. Ngoài ra, người dùng cũng lưu ý chọn lốp xe ô tô phù hợp để tránh các sự cố không đáng có khi sử dụng.

Kiểm tra độ mòn gai lốp: Bánh xe mới chưa qua sử dụng sẽ có các sợi gai nhô lên và không có dấu hiệu bị mài mòn. Ngược lại, đối với lốp đã di chuyển trong một thời gian dài, các chi tiết này sẽ bắt đầu nứt, gãy và thậm chí là biến mất khỏi bề mặt. Do đó, chủ xe nên kiểm tra thường xuyên và thay lốp mới khi mặt gai bị mòn khoảng 1,6mm để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

theo nguồn VTC PHẠM DUY

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập địa chỉ
Vui lòng nhập số điện thoại
0
Zalo
Hotline