Ý NGHĨA CỦA CÁC KÝ HIỆU & ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN BẢNG TABLO Ô TÔ

0973 092 838
027373 000 89
Ý NGHĨA CỦA CÁC KÝ HIỆU & ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN BẢNG TABLO Ô TÔ
Ngày đăng: 14/07/2023 03:56 PM

Ý NGHĨA CỦA CÁC KÝ HIỆU & ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN BẢNG TABLO Ô TÔ

Những ký hiệu và đèn cảnh báo trên bảng táp lô ô tô có ý nghĩa quan trọng phản ánh tình trạng hoạt động của xe và hỗ trợ người lái nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bởi vậy, hiểu được nội dung thông điệp của mỗi ký hiệu giúp bạn đảm bảo được xe luôn hoạt động đúng cách giúp tăng tuổi thọ xe, đồng thời có những chuyến hành trình an toàn nhất. Cùng tìm hiểu ý nghĩa đèn cảnh báo trên bảng tablo ô tô và giải đáp các ký hiệu phổ biến nhất trên bảng táp lô ô tô ngay dưới đây.

Người điều khiển cần hiểu ý nghĩa các ký hiệu và đèn cảnh báo trên bảng tablo ô tô

Ý nghĩa và màu sắc của đèn cảnh báo trên bảng táp lô ô tô

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều loại cảm biến được ứng dụng trên ô tô để giúp người dùng dễ dàng theo dõi được trạng thái hoạt động và tình trạng của xe. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, trên bảng táp lô ô tô sẽ phát ra các đèn cảnh báo và ký hiệu để tránh được những sự cố đáng tiếc trên hành trình đi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của các loại ký hiệu và liên tục gặp những trục trặc đáng tiếc vì không có cách xử lý đúng. Bởi vậy, dưới đây là ý nghĩa của các loại đèn, mức độ khẩn cấp và cách xử lý của người lái xe khi gặp cảnh báo trên bảng táp lô.

Đèn cảnh báo trên táp lô ô tô được xây dựng dựa trên quy tắc hoạt động của hệ thống đèn giao thông:

Màu xanh lá cây: Động cơ xe hoạt động bình thường, hệ thống đang trong quá trình được kích hoạt.

Màu vàng: Hệ thống xe không an toàn và hoạt động không chính xác, người lái cần kiểm tra cẩn thận trước khi bắt đầu hành trình.

Màu đỏ:Hhệ thống xe đang trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên dừng xe để đảm bảo an toàn.

Các loại đèn cảnh báo trên táp lô ô tô thường gặp.


Mỗi loại đèn báo trên táp lô ô to đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Để có thể điều khiển xe một cách an toàn và tiết kiệm, bạn nên nắm vững những loại đèn chính sau đây.

1. Đèn cảnh báo phanh tay

Đèn cảnh báo phanh tay là một trong những loại đèn báo lỗi phổ biến và có ở gần như tất cả các loại xe ô tô. Nếu trên bảng điều khiển xuất hiện cảnh báo này, hãy kiểm tra lại phanh tay vì có thể bạn đã quên không nhả chúng trước khi bắt đầu di chuyển.

Trong trường hợp đèn tiếp tục báo trên bảng tablo ô tô, có thể do phanh bị cài đặt sai và xảy ra lỗi hoặc do công tắc/ cần gạt bị chỉnh lệch. Nếu đèn ở trạng thái bật tắt liên tục, có thể mức dầu phanh trong xi lanh đang ở mức thấp nghiêm trọng do rò rỉ gây tình trạng áp suất thủy lực mất cân bằng. Xe cần được kiểm tra mức chất lỏng và đổ thêm dầu để hệ thống hoạt động bình thường, nếu đèn vẫn sáng thì có nghĩa bình chứa xi lanh bị rò rỉ.

Vậy có thể tiếp tục lái xe khi ký hiệu đèn cảnh báo phanh vẫn bật? Việc này vô cùng nguy hiểm vì phanh là tính năng đảm bảo sự an toàn quan trọng nhất của ô tô. Khi gặp cảnh báo màu đỏ này, bạn nên giữ xe ở tốc độ thấp để tránh trường hợp phanh gấp. Hãy đỗ xe ngay khi gặp trạm sửa xe và nhờ nhân viên kiểm tra.

2. Đèn cảnh báo túi khí

Đèn cảnh báo túi khí còn được gọi SRC (Supplementary Restraint System – Hệ thống hạn chế va đập bổ sung), là đèn cảnh báo có lỗi trong hệ thống túi khí. Túi khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe, đặc biệt tránh chấn thương tối đa khi có tai nạn xảy ra.

Khi nhận thấy tốc độ xe giảm đột ngột trong các trường hợp va đập mạnh nhờ cảm biến túi khí, dòng điện sẽ kích nổ túi khí và bung ra do lượng khí Nitơ lớn giúp hạn chế lực va đập giữa đầu người lái và vô lăng. Ký hiệu đèn cảnh báo túi khí phát sáng lên bảng táp lô ô tô khi hệ thống túi khí đang có lỗi, khi đó chức năng trong bộ điều khiển túi khí không hoạt động và không đảm bảo an toàn khi lái xe.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi hệ thống túi khí ở xe như: điện áp bình ắc quy thấp, cáp túi khí vô lăng bị hao mòn, giắc cắm bị lỗi hoặc oxy hóa. Khi nhận thấy cảnh báo này trên bảng tablo ô tô, chủ xế cần đưa đến gara để kiểm tra và sửa chữa đến đảm bảo an toàn trong quá trình lái xe.

3. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện

Đèn cảnh báo trợ lực lái điện, hay còn được gọi là đèn cảnh báo EPS hoặc EPAS cho biết hệ thống tay lái trợ lực đang có sự cố và bị vô hiệu hóa. Để hỗ trợ người lái xe xoay vô lăng dễ dàng, buồng hệ thống lái được trang bị thêm hệ thống tay lái trợ lực sử dụng bơm thủy lực hoặc bơm điện đưa dầu vào các buồng làm tăng độ nhạy giữa vô lăng và bánh xe.

Đối với hệ thống lái trợ lực thủy điện, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cảnh báo trên là do mức chất lỏng ở trợ lực lái thấp. Bạn chỉ cần thêm dầu trợ lực là đèn cảnh báo sẽ tắt. Tuy nhiên nếu có sự rò rỉ hoặc lỗi không ở mức dầu, bạn cần đưa xe đến gara sửa chữa để khắc phục sự cố.

Đối với hệ thống lái trợ lực điện, sự cố này có thể được giải quyết bằng cách tắt xe khoảng 30 giây và khởi động lại động cơ. Nếu đèn vẫn sáng, bạn cần đến sự can thiệp của những người có chuyên môn để hệ thống trợ lực hoạt động bình thường.

Vậy có an toàn lái xe khi ký hiệu đèn cảnh báo trên bảng tablo ô tô vẫn sáng? Câu trả lời là Không. Tốt nhất là bạn không nên sử dụng xe nếu sự cố chưa được khắc phục vì lúc này chiếc xe rất khó điều khiển và rất dễ xảy ra tai nạn.

4. Đèn cảnh báo nhiệt độ

Đèn cảnh báo nhiệt độ sẽ phát sáng khi động cơ quá nóng do phần nhiệt lượng từ quá trình cháy trong xilanh tỏa ra và sự ma sát giữa các chi tiết động cơ khi hoạt động. Nếu nhiệt độ tăng cao quá mức cho phép sẽ dẫn tới tình trạng ứng suất nhiệt lớn, mất tác dụng bôi trơn của dầu nhờn làm hỏng các chi tiết và dẫn đến tình trạng piston bị kẹt trong xi lanh gây cháy nổ ở động cơ xăng.

Nếu biểu tượng đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát phát sáng, những nguyên nhân cần chú ý đến như: xe quá nặng, lên dốc dài, thiếu nước làm mát hoặc hệ thống làm mát đang gặp sự cố. Bởi vậy, bạn cần đỗ xe ở nơi có bóng râm và mở nắp ca pô để khí nóng thoát ra ngoài. Khi nước còn sôi, tránh tắt máy và để ở chế độ không tải vì nếu không sẽ làm nước bị tắc nghẽn, đồng thời quạt không chạy khiến nhiệt độ nước sôi càng cao.

5. Đèn báo áp suất dầu

Đèn báo áp suất dầu sẽ phát sáng khi áp suất dầu động cơ ở mức quá thấp hoặc quá cao so với mức bình thường vào khoảng 2 – 4kg/cm2. Áp suất dầu phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hoạt động của động cơ, chỉ số áp suất nhớt giảm khi quá nhiệt độ quá nóng và ngược lại.

Khi áp suất tăng quá cao, kim chỉ ở vạch đỏ sẽ hiện lên, ngược lại áp suất dầu đang xuống thấp khi đồng hồ đo áp suất gần như chạm tới 0, đồng thời biển báo cũng xuất hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bơm dầu hoặc thay truyền động cơ bị mài mòn, rò rỉ động cơ, dầu già mất độ nhớt hoặc không đủ dầu trong hệ thống.

Khi nhận thấy ký hiệu đèn báo áp suất dầu bật sáng trên bảng đồng hồ trung tâm ô tô, bạn cần dừng xe càng sớm càng tốt vì hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến đệm và gioăng của động cơ. Tiến hành kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu dưới gầm xe, xem mức dầu và đổ đầy nếu cần.

6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy


Khi biểu tượng đèn ắc quy trên bảng táp lô xe hơi phát sáng, pin đang không được sạch vì có thể đã có sự cố trục trặc ở hệ thống ắc quy hoặc hệ thống máy phát. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cáp nối ắc quy bị đứt, bào mòn hoặc do bộ phận điều khiển điện thế có vấn đề dẫn đến tình trạng xe không nổ máy được.

Xe của bạn vẫn hoạt động bình thường cho đến khi hết pin. Vì vậy, cần giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Lưu ý là bạn cần tắt máy hoàn toàn trước khi tháo ắc quy để tránh hệ thống xe bị chết càng khiến tình trạng thêm tồi tệ. Tiến hành sạc ắc quy đầy hoặc mang ra gara nếu biểu tượng vẫn tiếp tục phát sáng.

7. Đèn cảnh báo động cơ khí thải


Đèn báo lỗi động cơ là đèn báo lỗi liên quan tới các chi tiết máy bên trong hệ thống làm việc của xe, bởi vậy hiểu được nguyên nhân báo lỗi và cách xử lý rất quan trọng. Khi hệ thống OBD II của xe nhận thấy có vấn đề về khí thải, đèn Check Engine sẽ bật sáng hoặc nhấp nháy liên tục.

Hệ thống OBD II có nhiệm vụ phát hiện sự biến đổi của lượng khí thải trong xe. Lúc này, bộ nhớ máy tính sẽ lưu trữ một mã sự cố và sẽ bật đèn cảnh báo khi sự biến đổi bất thường này vẫn tiếp diễn trong lần lái xe tiếp theo. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng bộ công cụ quét vào đầu nối chẩn đoán trên xe để phát hiện nguyên nhân gây ra lỗi.

Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến đèn cảnh báo động cơ phát sáng như: hỏng dây cao áp hoặc bộ chia điện, hỏng bugi, hỏng cảm biến đo gió, hỏng van hằng nhiệt, nắp xăng hở, hỏng bộ lọc khí thải, cảm biến oxy không hoạt động, hỏng van điều khiển lọc khí,…

Đèn báo động cơ nếu không cùng xuất hiện với những cảnh báo khác thì bạn vẫn có thể tiếp tục cuộc hành trình vì vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đưa xe đến gara ngay khi có thể để tránh gây ra những thiệt hại nặng hơn, có thể không thể sửa chữa được cho động cơ của bạn.

8. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel


Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel còn được gọi là DPF, đèn chỉ xuất hiện trên các xe sử dụng dầu diesel và đang có hiện tượng xuất hiện cặn ở bộ lọc dầu hoặc một vài sự cố khác. Bộ lọc diesel được sử dụng trong động cơ để tách nước và nhiên liệu tránh sự mài mòn quá mức cho động cơ. Phần nước được lọc cần được lấy ra để tránh không lẫn vào nhiên liệu và đi vào hệ thống.

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
Vui lòng điền đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập địa chỉ
Vui lòng nhập số điện thoại
0
Zalo
Hotline