Khi nào bạn cần bảo dưỡng gầm xe ô tô? Bảo dưỡng gầm ô tô làm gì?
Bảo dưỡng gầm ô tô là vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và an toàn của xe. Phần gầm xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn bắn ra từ bánh xe, hay bộ phận bị va đập khi xe leo lên lề đường… Vậy khi nào cần bảo dưỡng gầm xe ô tô? Nguyên nhân khiến gầm xe ô tô xuống cấp? Cách kiểm tra bảo dưỡng gầm xe ô tô như thế nào?
Khung gầm ô tô gồm những gì?
Khung gầm là bộ phận đảm nhận vai trò nâng đỡ toàn bộ các chi tiết, bộ phận khác của một chiếc xe ô tô. Đồng thời, nó là bộ phận liên kết với toàn bộ các bộ phận khác để cấu thành hình dáng tổng thể của một chiếc xe, đồng thời luôn phải đảm bảo sự chắc chắn, ổn định và an toàn khi xe vận hành.
Khung gầm ô tô về cơ bản bao gồm hai khung chính chạy dọc theo hai bên sườn của xe, được liên kết thêm với các thanh liên kết ngang hoặc chéo khác để gia cố và cân bằng khung xe.
Mỗi hãng xe sẽ có thiết kế bộ khung gầm khác nhau, tùy thuộc vào kiểu dáng và kiểu xe. Nhưng mục đích cuối cùng của chúng vẫn luôn phải đảm bảo được đặc tính chắc chắn, ổn định và tạo nên vẻ ngoại thất đẹp mắt cho chiếc xe.
Tất cả các bộ phận khác cấu tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh như động cơ, hệ thống truyền động, hệ thống phanh… đều được gắn vào hệ thống khung gầm này. Vậy nên, nếu bộ khung gầm xe ô tô không đảm bảo được độ chắc chắn về cấu tạo thì nó cũng không thể đảm bảo tính an toàn.
Khi nào cần bảo dưỡng gầm xe ô tô?
Đối với những chiếc ô tô đang có vấn đề liên quan đến gầm xe thường có những biểu hiện sau:
1.Xuất hiện nước rò rỉ ở gầm xe và có tiếng động ồn ào
2.Hệ thống xả thải có tiếng kêu
3.Giảm công suất động cơ và máy bị ì
4.Hệ thống phanh xe nhẹ hơn và không hoạt động hiệu quả
5.Lốp xe phát ra âm thanh rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe
6.Xe bị nghiêng sang một bên khi đang di chuyển trên đường thẳng
Nguyên nhân khiến gầm ô tô xuống cấp
Hư hỏng gầm có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến gầm xe ô tô xuống cấp:
1.Nguyên nhân từ vô lăng/ tay lái
2.Nguyên nhân từ phanh ô tô
3.Nguyên nhân từ khí nén
4.Do đường xá và thời tiết (bão, lũ lụt làm hư hỏng khung xe)
5.Ngoài ra, nguyên nhân lớn khác là do tay lái của chủ xe do không quan sát kỹ khi rẽ vào lề đường. Leo lên vỉa hè, cán khung xe đã bị gãy bánh tiếp đất làm ảnh hưởng đến máy móc của phương tiện.
Cách kiểm tra bảo dưỡng gầm xe ô tô
1. Tình trạng cong vênh của phần khung gầm xe ô tô
Phần đầu xe có thể bị cong vệnh hoặc lệch bởi một số lý do khi xảy ra va chạm từ phía trước. Đây là vị trí thường được thiết kế nhằm hấp thụ lực do va đập, nên chúng là phần dễ bị cong vênh nhất của phần khung xe.
Tuy nhiên, sự sai lệch có thể nhìn thấy bằng mắt thường này trên những bộ phận nhỏ, có thể chính là nguyên nhân dẫn tới những hư hỏng lớn hơn về sau.
Trong phần lớn các trường hợp, nếu tình trạng cong vênh trên một thanh liên kết khác với bên còn lại, thì chúng ta có thể xác định rằng chiếc xe đó đã từng xảy ra va chạm dẫn tới hư hỏng.
Bởi trong quá trình sản xuất, hầu hết các khúc cuộn được sản xuất trên hai khung chính đều giống hệt nhau, từ bên này sang bên kia là giống hệt nhau và bề ngoài cực kỳ đồng nhất.
2. Các thành bộ phận liên kết không đồng đều
Các chi tiết trong hệ thống khung gầm xe ô tô liên kết với nhau thông qua các chi tiết như bulong, đinh tán hoặc mối hàn. Nếu như bạn nhìn thấy khung gầm có những vết nứt hoặc các thanh liên kết bằng những mối liên kết không giống nguyên bản, hoặc không đồng đều với góc đối diện cùng một trục thì đó có thể là khung gầm đang gặp phải vấn đề lớn.
Các thanh chống vị lệch là dấu hiệu cho thấy khung gầm đang hư hỏng đáng kể, làm thay đổi vị trí của các điểm lắp đặt hệ thống treo của xe. Thậm chí, một cách cửa đóng sai lệch đôi khi có thể đã xảy ra một lỗi nghiêm trọng hơn.
3. Giữa các lốp mòn không đều
Lốp xe mòn có thể tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu như giữa các lốp xuất hiện nhiều kiểu mòn khác nhau thì khả năng cao hệ thống khung gầm của xe đang gặp vấn đề.
Khi khung gầm xe hư hỏng tới mức thay đổi hình dạng, thì lốp xe sẽ hoạt động thiếu ổn định khi vận hành. Điều này dẫn tới tình trạng các lốp của xe xuất hiện tình trạng mòn không đồng đều.
4.Phần khí xả: Bạn giữ xe nổ máy sau đó tiến hành quan sát màu sắc của khí thải. Khí thải có màu đen là do dầu nổi trơn đã lọt lên buồng cháy hoặc hỗn hợp khí xả quá đậm đặc.
Chân nến điện: Hiện tượng chân nến điện màu đen là do dầu bị sục lên buồng cháy hoặc bỏ lửa.
Xử lý vấn đề áp suất của khí nén không đủ
Nguyên nhân dẫn đến áp suất của khí nén không đủ có thể là do đường ống khi nén bị hở hoặc dây đai có tác dụng bơm khí nén bị chùng. Để khắc phục vấn đề này bạn cần siết đầu mối của đường ống khí và điều chỉnh động căng chùng của dây đai,…
Bảo dưỡng gầm xe ô tô làm những gì?
Bảo dưỡng khung gầm giúp chiếc xe của bạn duy trì hoạt động của hệ thống khung gầm, như hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống trục, hệ thống truyền động. Đặc biệt là hệ thống treo gồm con lăn, phuộc nhún, phuộc A, phuộc trước.
Bảo dưỡng khung gầm ô tô là kiểm tra những hư hỏng của hệ thống khung gầm và tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận hư hỏng. Ngoài ra, các bộ phận không bị hư hại nên được bôi trơn và làm sạch. Để đảm bảo khung xe không bị oxy hóa quá nhanh, bạn có thể sơn phủ gầm xe.
Những vấn đề nêu trên là phần giải thích của garage chúng tôi về bộ phận Gầm ôtô. Trong trường hợp xế yêu của bạn gặp phải những vấn đề trên, hãy đem xế yêu đến garage chúng tôi để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ kịp thời và khắc phục lại như ban đầu.
Hotline: 0273.73.000.89 & 0973.09.28.38
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH